Kiến trúc Cố_Cung_(Bắc_Kinh)

Tử Cấm thành nhìn từ đồi Cảnh Sơn phía bắcSơ đồ Tử Cấm thành. Các ký hiệu màu đỏ để chỉ các địa điểm trong bài.
- – - Đường ước tính phân chia Hậu cung phía Bắc và Tiền triều phía Nam.
A. Ngọ môn
B. Thần Vũ môn
C. Tây Hoa môn
D. Đông Hoa môn
E. Các tòa tháp ở góc
F. Thái Hòa môn
G. Thái Hòa điện
H. Võ Anh điện
J. Văn Hoa điện
K. Nam tam sở
L. Càn Thanh cung
M. Ngự Hoa viên
N. Dưỡng Tâm điện
O. Ninh Thọ cung

Tử Cấm thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 980 kiến trúc nhà ở với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp (E) với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các (滕王阁) và Hoàng Hạc lâu (黄鹤楼). Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn (午门) (A); Thần Vũ môn (神武门)(B); Đông Hoa môn (东华门)(D) và Tây Hoa môn (西华门)(C).

Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (外廷) (còn gọi là Tiền triều 前朝) phía Nam dành cho các lễ nghi, thiết triều để họp bàn chính sự một cách trọng thể và Nội đình (内廷) (tức Hậu cung 后宫) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.

Tiền Triều

Điện Thái Hòa

Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện (三大殿) là Thái Hòa điện (太和殿), Trung Hòa điện (中和殿) và Bảo Hòa điện (保和殿).[9]. Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện (奉天殿) là điện lớn nhất, cao 30m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện (华盖殿) nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện (谨身殿), để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.

Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện (武英殿) (H) và Văn Hoa điện (文華殿) (J). Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở (南三所) (K), là nơi ở của Hoàng thái tử.

Hậu Cung

Cung Càn Thanh

Hậu cung được phân cách với Tiền triều bởi một sân thuôn dài, là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Ở triều Thanh, Hoàng đế ở và làm việc chủ yếu ở Hậu cung, còn Tiền triều chỉ được sử dụng cho các lễ nghi quan trọng.

Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn, gọi là cụm [Hậu tam cung; 后三宫], bao gồm: Càn Thanh cung (乾清宮), Giao Thái điện (交泰殿) và Khôn Ninh cung (坤寧宮). Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, Hoàng đế chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện (养心殿) (N) phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi Khôn Ninh cung, nơi đây trở thành nơi tổ chức sách lập Hoàng hậu.

Đằng sau ba điện là một khu vườn khá nhỏ, tên là Ngự Hoa viên (M). Phía bắc của khu vườn là Thần Võ môn (B). Xung quanh Dưỡng Tâm điện là nơi làm việc của Bộ Quân Cơ (Quân Cơ Xứ 军机处) và các quan lại chủ chốt.

Mỗi bên Đông và Tây của Càn Thanh cung là sáu cung khác, gọi là Đông lục cung và Tây lục cung. Từ đời Ung Chính, Hoàng hậu sẽ chọn một trong mười hai cung này để ở. Đây còn là nơi ở của các phi tần và con cái của Hoàng đế.

Sơ đồ Hậu Cung

Tây lục cung nằm ở phía Bắc của Dưỡng Tâm điện, gồm:[10]

  • Vĩnh Thọ cung (永寿宫) - Palace of Eternal Longevity (1)
    • Vĩnh Thọ môn
    • Chính điện ở tiền viện
    • Đông điện và Tây điện
    • Chính điện ở hậu viện
    • Tỉnh đình (giếng).
  • Dực Khôn cung (翊坤宫) - Palace of Earthly Honour (2)
    • Dực Khôn môn
    • Chính điện (ở tiền viện)
    • Nguyên Hòa Điện (còn gọi là Đạo Đức đường)
    • Thể Hòa điện
    • Bình Khang thất
    • Ích Thọ trai
    • Thủy đình (giếng nước)
  • Trữ Tú cung (儲秀宮) - Palace of Gathering Elegance (3)
    • Thể Hòa điện (體和殿)
    • Phượng Quang thất
    • Y Lan quán
    • Lệ Cảnh hiên (麗景軒)
  • Thái Cực điện / Khải Tường cung (太極殿 / 啟祥宮) - Hall of the Supreme Principle (4)
    • Thể Nguyên điện (體元殿)
    • Thể Hòa điện (體和殿)
  • Trường Xuân cung (长春宫) - Palace of Eternal Spring (5)
    • Chính điện
    • Đông thứ gian
    • Tây thứ gian
    • Đông sao gian (sao gian là gian ở phía ngoài cùng)
    • Tây sao gian
    • Tuy Thọ điện (Ưng Thiên Khánh)
    • Thừa Hi điện (Tuy Vạn Bang)
    • Hí thai (sân khấu kịch)
    • Bình môn (cửa ngăn)
    • Di Tình Thư Sử
    • Ích Thọ trai
    • Lạc Chí hiên
    • Tỉnh đình (giếng)
  • Hàm Phúc cung (咸福宮) - Palace of Universal Happiness (6)
    • Hàm Phúc môn
    • Chính điện
    • Đông điện
    • Tây điện
    • Hậu điện
    • Đông điện, Tây điện (ở hậu viện)
    • Tỉnh đình (giếng)

Đông Lục Cung gồm:[11]

  • Cảnh Nhân cung (景仁宫) - Palace of Great Benevolence (7)
    • Cảnh Nhân môn
    • Đông điện, Tây điện
    • Chính điện (ở hậu viện)
    • Đông điện, Tây điện (ở hậu viện)
    • Phía Tây Nam hậu viện có 1 tỉnh đình (giếng)
  • Thừa Càn cung (承乾宫) - Palace of Heavenly Grace (8)
  • Chung Túy cung (钟粹宫) - Palace of Accumulated Purity (9)
    • Chung Túy môn
    • Chính điện
    • Đông tiền điện
    • Tây tiền điện
    • Hậu điện
    • Đông hậu điện
    • Tây hậu điện
    • Phía Tây Nam khoảng sân trước hậu điện có 1 tỉnh đình (giếng)
  • Diên Hi cung (延禧宫) - Palace of Prolonged Happiness (10)
    • Diên Hi môn
    • Chính điện (ở tiền viện)
    • Đông điện, Tây điện
    • Chính điện (ở hậu viện)
    • Đông điện, Tây điện (ở hậu viện)

Ngoài Diên Hi môn, các công trình trên vào thời Đạo Quang đều bị hỏa hoạn thiêu rụi. 

Diên Hi cung nằm gần Thương Chấn môn - cửa ra vào Tử Cấm thành dành cho cung nữ, thái giám và hạ nhân nên khá ồn ào và phức tạp. Nơi này từng nhiều lần xảy ra hỏa hoạn: năm Đạo Quang thứ 12 (1832), cháy lớn ở phòng bếp phía Nam của Đông điện, năm Đạo Quang thứ 25 (1845), Diên Hi cung xảy ra 1 trận đại hỏa hoạn, thiêu hủy toàn bộ Chính điện, hậu viện cùng với Đông Tây phối điện, tổng cộng 25 gian, cháy gần đến cửa cung. Sau khi trùng tu, đến năm Hàm Phong thứ 5 lại xảy ra hỏa hoạn. Năm Đồng Trị thứ 11 (1872), từng có đề nghị phục kiến Diên Hi cung nhưng chưa thực hiện được.

    • Linh Chiểu hiên (Thủy Tinh cung)
    • Lầu chính
    • Đông lầu
    • Tây lầu
  • Vĩnh Hòa cung (永和宫) - Palace of Eternal Harmony (11)
  • Cảnh Dương cung (景阳宫) - Palace of Great Brilliance (12)
    • Cảnh Dương môn
    • Chính điện (ở tiền viện)
    • Trước chính điện có 1 đài ngắm trăng.
    • Đông điện
    • Tây điện
    • Chính điện (ở hậu viện)
    • Tịnh Quan trai
    • Cổ Giám trai
    • Phía Tây Nam hậu viện có 1 giếng nước.

Ngoài Đông Tây lục cung, Hậu cung còn gồm một số cung, điện khác như:

  • Từ Ninh cung (慈宁宫) Palace of Eternal Longevity (13): Phía Tây Nam của Dưỡng Tâm điện, là nơi ở của Hoàng hậu của các đời vua trước hoặc cũng có thể là mẹ của Hoàng đế tại vị.[12]
  • Thọ Khang cung (寿康宫) (14): Phía Tây Từ Ninh cung, xây dựng từ đời Ung Chính, là nơi ở của phi tần của các đời vua trước hoặc gọi đơn giản là các thái phi.[13]
  • Ninh Thọ cung (宁寿宫) (O): Phía Đông Nam của Hậu cung, xây dựng bởi Càn Long dùng để ở sau khi thoái vị, là một mô hình thu nhỏ của Tử Cấm thành với Tiền triều, Hậu cung và các đền điện. Cửa vào được trang trí bằng hình chín con rồng (Cửu Long Bích 九龙壁)
  • Phụng Tiên điện (奉先殿) (15): Phía Đông Nam của Đông lục cung, là nơi thờ cúng tổ tiên.[14]
  • Khâm An điện (钦安殿) (16): Nằm ở giữa Ngự Hoa viên, là nơi thờ cúng thần linh.[15]